Đền Mẫu Hưng Yên – Nơi linh thiêng gắn liền với lịch sử Phố Hiến

Đền Mẫu Hưng Yên là một trong những ngôi đền nổi tiếng nằm trong quần thể di tích quốc gia Phố Hiến. Ngôi đền này không chỉ chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa địa phương mà còn thu hút đông đảo người dân thập phương đến cầu lộc, cầu tài,… Trong ...

Mục lục

Đền Mẫu Hưng Yên là một trong những ngôi đền nổi tiếng nằm trong quần thể di tích quốc gia Phố Hiến. Ngôi đền này không chỉ chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa địa phương mà còn thu hút đông đảo người dân thập phương đến cầu lộc, cầu tài,… Trong bài viết này, Lalago sẽ cùng bạn đi khám phá chi tiết hơn về ngôi đền linh thiêng này nhé!

Tổng quan đền mẫu Hưng Yên

Đền Mẫu Hưng Yên còn được gọi là Hoa Dương Linh Tử, là một ngôi đền nổi tiếng ở Hưng Yên, Việt Nam. Đền nằm trên đường Bãi Sậy, thuộc phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên. Đây là ngôi đền độc nhất nằm trong quần thể di tích quốc gia Phố Hiến, nổi tiếng với sự linh thiêng nên thu hút rất đông du khách đến chiêm bái, hành hương.

Theo “Đại Nam Nhất Thống Chí” đền Mẫu được xây dựng vào thế kỷ XIII, năm Tường Hưng thứ nhất (1279). Đền đã trải qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa, nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính và độc đáo. Đền có ba gian chính, gồm tiền điện, trung điện và hậu điện. Trong đền có nhiều tượng thờ, trong đó có tượng Dương Quý Phi, tượng Kim Thị và Liễu Thị.

Tổng quan về Đền Mẫu Hưng Yên

Tổng quan về Đền Mẫu Hưng Yên

Đền Mẫu Hưng Yên thờ ai? Ngôi đền này thờ một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc là Dương Quý Phi, tán xưng là Dương Thiên Hậu. Theo sử sách ghi lại, Dương Quý Phi là vợ của vua Tống Đế Bính. Sau khi nhà Tống bị quân Nguyên xâm lược, cả nhà vua và hoàng tộc đã chạy về phương Nam, nhưng cuối cùng vẫn bị tướng nhà Nguyên bắt lại. Vì không chịu khuất phục nên vua Tống và một số phi tần đã nhảy xuống biển để tuẫn tiết. Xác của Dương Quý Phi bị trôi dạt vào bãi cát và được người dân chôn cất, lập nên đền thờ.

Đền Mẫu Hưng Yên là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan và cầu nguyện. Đền được tổ chức lễ hội hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Lễ hội diễn ra trong ba ngày, với nhiều hoạt động văn hóa và lễ hội truyền thống.

Những điểm đặc sắc tại đền Mẫu Hưng Yên

Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo

Đền Mẫu Hưng Yên nổi tiếng với kiến trúc độc đáo, dù đã qua nhiều lần tu sửa nhưng ngôi đền vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, bạn vẫn cảm nhận được dấu ấn của thời gian qua từng viên gạch, pho tượng. 

Cổng Nghi môn của ngôi đền được xây dựng với lối kiến trúc chồng diêm hai tầng tám mái với các đầu đao được uốn cong. Vị trí cửa được xây vòm cuốn gồm 1 cửa chính và hai cửa phụ, được trang trí lộng lẫy với bức chữ Hán “Thiên Hạ mẫu nghi” và một bức đại tự “Dương Thiên Hậu – Tống Triều”.

Cửa vào Đền Mẫu Hưng Yên

Cửa vào Đền Mẫu Hưng Yên

Ở khu vực sân đền, bạn sẽ được nhìn thấy rất nhiều cây cổ thụ với hơn 700 tuổi, đây cũng là một điểm nhấn đặc biệt tạo nên vẻ trang nghiêm cho ngôi đền. Vượt qua sân đền, du khách sẽ đi tới tòa Đại bái 3 gian với kiểu kiến trúc tám mái lợp ngói vảy rồng, các đao mái uốn cong hình rồng chầu. Tòa Tiền đường của đền Mẫu cũng gồm 3 gian được trang trí tỉ mỉ với hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng, cờ y môn, kiệu bát cống, long đình chạm khắc tinh xảo. 

Hậu cung của đền Mẫu Hưng Yên được thiết kế 5 gian với kiểu kiến trúc chồng rường con nhị và có 6 cột quân, 12 cột cái và nhiều bức cốn chạm hoa lá tinh xảo. Phía bên trong hậu cung là bức tượng của Dương Quý Phi và 2 người hầu của bà.

Điện thờ bên trong ngôi đền Mẫu

Điện thờ bên trong ngôi đền

Tìm hiểu các cổ vật quý giá

Đền Mẫu Hưng Yên là nơi lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật, minh chứng cho sự phát triển văn hóa của vùng đất Phố Hiến xưa. Tiêu biểu có thể kể đến: hai chỗ kiệu thất cống và bát cống từ thời Hậu Lê, 15 đạo sắc phong từ triều Lê, đôi lọ lục bình men rạn Bát Tràng thời nhà Nguyễn. Cùng với đó là nhiều bức hoành, câu đối, đại tự ca ngợi về tấm gương trung trinh của Hoàng Hậu Dương Quý Phi. 

Cổ vật quý giá tại Đền Mẫu Hưng Yên 

Tìm hiểu các cổ vật quý giá tại Đền Mẫu Hưng Yên 

Không gian linh thiêng để cầu nguyện

Đền Mẫu Hưng Yên được coi là một nơi linh thiêng để người dân và du khách thập phương đến cầu bình an, tài lộc, sức khỏe và may mắn. Không gian đền trang nghiêm, tĩnh lặng với khói hương trầm mặc tạo cảm giác thanh tịnh. Đặc biệt, đền thờ Dương Quý Phi, một nhân vật được dân gian hóa và tôn kính như một vị Mẫu, càng làm tăng thêm sự linh thiêng và thu hút người dân đến dâng lễ, bày tỏ lòng thành kính và cầu xin sự che chở.

Đền Mẫu Hưng Yên thu hút đông đảo du khách thập phương

Đền Mẫu Hưng Yên thu hút đông đảo du khách thập phương tới cầu phúc, cầu tài

Rút quẻ thẻ – Trải nghiệm văn hóa đặc trưng

Đến đền Mẫu Hưng Yên, du khách thường trải nghiệm tục lệ rút quẻ thẻ để cầu xin sự chỉ dẫn và dự đoán về vận mệnh trong tương lai. Ống thẻ ở đền có 100 thẻ, tương ứng với các lời giải khác nhau (đại cát, trung cát, tiểu cát, cực hung). Du khách có thể tùy tâm đặt lễ, tự tay xóc ống thẻ và rút một thẻ. Sau đó, có thể tìm đến người giải thẻ để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của quẻ thẻ mình rút được. Đây là một nét văn hóa tâm linh đặc trưng, mang đến sự tò mò và niềm tin cho nhiều người khi đến với đền Mẫu.

Rút quẻ tại Đền Mẫu Hưng Yên 

Rút quẻ tại Đền Mẫu Hưng Yên 

Xem thêm: Bần Yên Nhân – thị trấn nhỏ mang đậm nét văn hóa đặc trưng của Hưng Yên

Lễ hội đền Mẫu Hưng Yên – Nét đẹp văn hóa truyền thống

Lễ hội đền Mẫu Hưng Yên được tổ chức hằng năm từ ngày 10 – 15/3 âm lịch. Trước đây, lễ hội đền Mẫu được diễn ra linh đình, kéo dài từ ngày 6 đến ngày 15/3. Cụ thể, từ ngày 6/3, người dân đã bắt đầu làm lễ chồng kiệu, ngày 10 rước kiệu quan thánh từ Đình Hiến lên Đền Mẫu, ngày 11 làm lễ thỉnh kinh, ngày 12 rước kiềm, ngày 13 rước kiệu và ngày 15 rước kiệu thánh trả về Đình Hiến, sau đó làm lễ dỡ kiệu để kết thúc lễ hội. 

Tuy nhiên, ngày nay, lễ hội Đền Mẫu được tổ chức đơn giản hơn, ngày 10 rước kiệu thánh từ Đình Hiến lên đền Mẫu, sau đó tổ chức rước du quanh thị xã vào ngày 12 và ngày 15 rước kiệu thánh trở lại Đình Hiến. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, bạn sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động văn hóa như: dâng hương, hát cửa đền, trò chơi dân gian, lễ tế,…

Lễ hội đền Mẫu Hưng Yên 

Lễ hội đền Mẫu Hưng Yên được tổ chức từ ngày 10 – 15/3 âm lịch hằng năm

Tham khảo thêm: Khám phá khu du lịch sinh thái Núi Ngăm – Điểm đến tuyệt vời tại Nam Định

Kinh nghiệm tham quan đền Mẫu Hưng Yên từ A đến Z

Thời điểm lý tưởng để ghé thăm

Để có thể trải nghiệm hết những nét văn hóa đặc sắc của ngôi đền linh thiêng này, bạn nên ghé thăm vào mùa lễ hội, tức từ ngày 10 đến ngày 15/3 âm lịch hằng năm. Vào mỗi dịp lễ, rất nhiều người dân và du khách thập phương sẽ đổ về để cầu nguyện và chiêm mãi cho những điều tốt lành. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm lý tưởng để bạn hòa mình vào không khí lễ hội náo nhiệt, sôi động và có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc. 

Bạn cũng có thể ghé thăm ngôi đền vào các dịp khác trong năm nhưng hãy nhớ tìm hiểu về thời tiết trước khi ghé thăm để có sự chuẩn bị tốt hơn nhé!

Người dân đến tham quan và cầu bái vào dịp lễ hội

Người dân đến tham quan và cầu bái vào dịp lễ hội

 Đường đi đến đền Mẫu từ Hà Nội

Đền Mẫu Hưng Yên cách Hà Nội khoảng 60km, để di chuyển đến đây, bạn có thể tự lựa chọn phương tiện di chuyển: ô tô, xe máy, taxi, …

Nếu xuất phát từ Hà Nội, bạn có thể đi theo tuyến đường từ cầu Chương Dương, tới đường quốc lộ 5 và đi qua cầu Yên Lệnh, sau đó đi tiếp tới đường 39A để đến phường Quang Trung, TP. Hưng Yên. Dự kiến thời gian di chuyển từ thủ đô Hà Nội đến Đền Mẫu là 1 giờ 30 phúphút. 

Di chuyển đến đền Mẫu từ Hà Nội

Di chuyển đến đền Mẫu từ Hà Nội

Hướng dẫn sắm lễ khi đến đền Mẫu

Khi đến Đền Mẫu Hưng Yên, việc sắm lễ thể hiện lòng thành kính của bạn đối với Đức Thánh Mẫu và các vị thần linh. Lễ vật không cần quá cầu kỳ hay đắt đỏ, quan trọng nhất là sự tươi mới, sạch sẽ và xuất phát từ tâm. 

Bạn có thể lựa chọn lễ chay hoặc lễ mặn tùy theo tâm nguyện và điều kiện cá nhân.  Trong đó, lễ chay là hình thức lễ phổ biến và thường được khuyến khích khi dâng Mẫu. Lễ chay thường gồm hoa tươi, hương, quả tươi, phẩm oản, rượu, thuốc, chè, xôi, tiền vàng,…

Sắm lễ vật đến đền Mẫu

Sắm lễ vật đến đền Mẫu

Khám phá ngay: Du lịch Hưng Yên – Về miền đất nhãn lồng và di sản văn hóa đặc sắc

Văn khấn đền Mẫu Hưng Yên

Để chuẩn bị cho việc khấn tại Đền Mẫu Hưng Yên, bạn có thể tham khảo bài văn khấn sau. Lưu ý rằng văn khấn có thể thay đổi tùy theo mục đích cầu nguyện và tâm nguyện của mỗi người. Quan trọng nhất là sự thành tâm và lòng kính trọng khi thực hiện nghi lễ.

Bài Văn Khấn Tham Khảo Đền Mẫu Hưng Yên

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con sám hối lạy chín phương trời, mười phương chư Phật.

Kính lạy Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Đức Phật Quan Thế ÂM

Con kính lạy  Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh, sắc phong Chế Thắng Hòa Diệu Đại Vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.  

Con kính lạy các chư vị Tiên Ông, Tiên Bà, Thánh Cô, Thánh Cậu.

Con kính lạy các vị thần linh cai quản bản đền.

Hôm nay, ngày… tháng…năm, hương tử con tên là… sinh năm… đại diện cho gia đình gồm… Hiện gia đình chúng con đang cư ngụ tại số nhà… đường…thị xã… tỉnh thành…

Xin nhất tâm mang miệng về tâu, mang đầu về lễ, thành tâm kính dâng lên Phật Thánh, vua cha mẫu mẹ (Kể tên các lễ vật hương hoa, phẩm oản…) cùng công đồng tam tứ phủ, tả hữu Trần triều Sơn trang, thượng ban trung ban hạ ban các quan bản đền bản điện cùng chứng giám

Hương tử con cúi xin Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh cùng chư vị Thánh thần chứng giám lòng thành. Nhờ ơn Thánh Mẫu anh linh, phù hộ độ trì, con xin cầu (nêu rõ điều mong cầu):

  • Cầu cho gia đạo bình an, trên dưới thuận hòa, sức khỏe dồi dào.
  • Cầu cho công việc hanh thông, mọi sự tốt lành, tài lộc vượng tiến.
  • (Hoặc các điều cầu cụ thể khác như học hành, con cái,…)

Con nguyện lòng thành kính, giữ gìn đạo lý, làm việc thiện, hướng về chân tu.

Cúi xin Thánh Mẫu thương xót, ban cho con và gia đình mọi sự an lành, may mắn.

Hương tử xin thành tâm bái tạ!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Một số lưu ý khi tham quan đền Mẫu Hưng Yên

Lưu ý trang phục khi đến thăm đền Mẫu Hưng Yên

Lưu ý trang phục khi đến thăm đền Mẫu Hưng Yên

Khi ghé thăm đền Mẫu, bạn cần lưu ý tới một vài điều sau để không vi phạm quy tắc khi đi tới những chốn linh thiêng:

  • Lựa chọn trang phục kín đáo, không mặc những bộ quần áo ngắn hoặc hở hang.
  • Lễ vật dâng lên đền Mẫu cần tươi mới và không nên dùng lại các vật đã được dùng trong nghi thức trước đó.
  • Hạn chế cười nói lớn tiếng, không gây ồn ào, không vẽ bậy lên các vật trưng bày tại đền. Không hút thuốc trong khuôn viên để giữ được sự thanh tịnh trong chốn linh thiêng.

Xem chi tiết: Cầu Đò Quan – biểu tượng kết nối văn hóa và kinh tế vùng đồng bằng Bắc Bộ

Địa điểm lưu trú gần đền Mẫu Hưng Yên

Nếu bạn có kế hoạch kết hợp chuyến đi lễ Đền Mẫu Hưng Yên với việc khám phá các địa điểm du lịch khác trong khu vực, việc lựa chọn lưu trú tại các khách sạn lân cận sẽ mang đến sự tiện lợi và thoải mái. Xung quanh Đền Mẫu Hưng Yên có một số khách sạn với nhiều mức giá và tiện nghi khác nhau để bạn cân nhắc. 

Một vài khách sạn mà bạn có thể tham khảo như: Khách Sạn Phố Hiến Hưng Yên, Hoa Đông Hotel Hà Nam, khách sạn Dal Vostro, khách sạn Phú Mỹ,… Việc lựa chọn khách sạn phù hợp sẽ giúp bạn có một hành trình du lịch và tâm linh trọn vẹn, ý nghĩa.

Địa điểm lưu trú gần đền Mẫu

Địa điểm lưu trú gần đền Mẫu Hưng Yên

Đền Mẫu Hưng Yên là một điểm đến lý tưởng mà bạn không nên bỏ qua khi có cơ hội ghé thăm Hưng Yên. Khi tới đây, bạn không chỉ được cầu nguyện những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng những nét đẹp cổ kính của lối kiến trúc xưa. Hy vọng những thông tin trên đây của Lalago sẽ hữu ích với bạn đọc và giúp bạn có một hành trang thật vững vàng để khám phá ngôi đền linh thiêng này nhé!

Facebook
zalo