- Giới thiệu tổng quan về Tháp Hòa Lai Ninh Thuận
- Ý nghĩa tên gọi “Hòa Lai” và nguồn gốc lịch sử
- Cách di chuyển đến Tháp Hòa Lai thuận tiện nhất
- Nét đặc sắc trong kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc
- Tháp Hòa Lai Ninh Thuận có gì hấp dẫn du khách?
- Gợi ý các điểm du lịch gần Tháp Hòa Lai để kết hợp tham quan
Tháp Hòa Lai – Tuyệt tác kiến trúc Chăm Pa hơn 1000 năm tuổi
Tháp Hòa Lai là một trong những cụm tháp Chăm cổ nhất Việt Nam, mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm Pa hơn 1000 năm tuổi. Bài viết này, hãy cùng Lalago khám phá vẻ đẹp cổ kính và giá trị lịch sử đặc sắc của quần thể tháp cổ nằm ngay tại vùng đất Ninh ...
Tháp Hòa Lai là một trong những cụm tháp Chăm cổ nhất Việt Nam, mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm Pa hơn 1000 năm tuổi. Bài viết này, hãy cùng Lalago khám phá vẻ đẹp cổ kính và giá trị lịch sử đặc sắc của quần thể tháp cổ nằm ngay tại vùng đất Ninh Thuận đầy nắng gió nhé!
Giới thiệu tổng quan về Tháp Hòa Lai Ninh Thuận
Tháp Hòa Lai là một quần thể tháp Chăm cổ với lịch sử hơn 1000 năm tuổi tại Ninh Thuận, được xây dựng từ cuối thế kỷ 8 dưới triều đại Panduranga. Đây là một trong những cụm tháp Chăm lâu đời và có giá trị kiến trúc – lịch sử đặc sắc bậc nhất còn tồn tại đến ngày nay.
Vị trí
Địa chỉ: Quốc lộ 1A, thôn Ba Tháp, Bắc Phong, Thuận Bắc, Ninh Thuận
Tháp Hòa Lai (tên gọi khác là Ba Tháp) thuộc địa phận thôn Ba Tháp, Bắc Phong, Thuận Bắc, Ninh Thuận (nay là xã Thuận Bắc, tỉnh Khánh Hòa). Quần thể tháp Chăm cổ nằm ngay trên tuyến Quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm chừng 15km về hướng Bắc. Từ TP. HCM, du khách phải di chuyển khoảng 320km để đến di tích này.

Tháp Hòa Lai là di tích hơn 1.000 năm tuổi tại Thuận Bắc, Ninh Thuận
Lịch sử hình thành Tháp Hòa Lai Ninh Thuận
Quần thể tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 8 đến đầu thế kỷ 9, dưới triều đại của vua Harivarman I. Đây là một trong những cụm tháp Chăm cổ nhất còn sót lại ở Việt Nam, đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp quan trọng từ phong cách kiến trúc cổ sang phong cách Hòa Lai đặc trưng.
Ban đầu, Hòa Lai gồm ba ngôi tháp: Tháp Bắc, tháp Giữa và tháp Nam. Theo thời gian và những biến cố thời cuộc, ngôi tháp Giữa đã bị sập. Hiện nay, quần thể chỉ còn lại hai ngôi tháp được bảo tồn khá nguyên vẹn, mang trong mình vẻ đẹp trầm mặc và câu chuyện về một nền văn minh rực rỡ đã từng tồn tại.
Qua nhiều lần khai quật khảo cổ, đặc biệt là các đợt năm 2005 và giai đoạn 2012–2016, nhiều hiện vật như tượng thờ, phù điêu và bia ký đã được tìm thấy. Những phát hiện này giúp khẳng định vị thế quan trọng của tháp Hòa Lai trong tiến trình phát triển kiến trúc – tôn giáo của nền văn minh Champa thời kỳ đầu.

Quần thể tháp Hòa Lai được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ 8
Giá trị văn hóa – kiến trúc đặc biệt của quần thể tháp
Tháp Hòa Lai là minh chứng tiêu biểu cho giai đoạn đầu của nghệ thuật kiến trúc Chăm Pa, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa tín ngưỡng Ấn Độ giáo và văn hóa bản địa. Các đường nét kiến trúc mộc mạc, thanh thoát cùng hình khối cân đối đã tạo nên phong cách Hòa Lai – tiền đề cho nhiều phong cách kiến trúc Chăm sau này.
Không chỉ mang giá trị nghệ thuật, quần thể tháp còn là không gian linh thiêng gắn liền với đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người Chăm cổ. Những phù điêu, tượng thờ và hoa văn chạm khắc trên tháp phản ánh sâu sắc thế giới quan, tôn giáo và trình độ thẩm mỹ của một nền văn minh từng phát triển rực rỡ.

Cụm tháp Hòa Lai mang dấu ấn đậm nét của văn hóa Champa thời kỳ đầu
Ý nghĩa tên gọi “Hòa Lai” và nguồn gốc lịch sử
Tên “Hòa Lai” bắt nguồn từ một địa danh hành chính có từ thời nhà Nguyễn. Thời điểm này, vùng đất mang tên “Thuận Lai” được đổi thành “Hòa Lai” trong giai đoạn Ninh Thuận được sáp nhập vào tỉnh Khánh Hòa (1888 – 1901). Dù tên gọi hình thành sau thời kỳ xây dựng tháp hàng thế kỷ, nó vẫn được các nhà khảo cổ sử dụng để định danh cụm di tích này.
Hiện nay, tên gọi “Hòa Lai” được dùng phổ biến để chỉ cụm Ba Tháp, dù không có mối liên hệ trực tiếp với dịch trạm hay chức năng quân sự xưa kia. Tháp được xây dựng từ thế kỷ 8 – 9, thuộc thời kỳ đầu của vương quốc Panduranga, khi kiến trúc Champa đang hình thành phong cách riêng biệt.
Ngoài nguồn gốc địa danh, nhiều nghiên cứu cho rằng “Hòa Lai” còn được dùng để chỉ phong cách kiến trúc tiêu biểu của người Chăm trong thế kỷ 9. Dù mang tên thuần Việt, cụm tháp đã trở thành một hình mẫu điển hình cho nghệ thuật kiến trúc Chăm cổ trong lịch sử khu vực miền Trung.

Tên gọi “Hòa Lai” gắn liền với nguồn gốc địa danh thời nhà Nguyễn
Cách di chuyển đến Tháp Hòa Lai thuận tiện nhất
Để đến được tháp Hòa Lai Ninh Thuận, du khách có nhiều lựa chọn di chuyển phù hợp với nhu cầu và xuất phát điểm của mình. Với vị trí nằm ngay trên Quốc lộ 1A, việc tiếp cận tháp trở nên vô cùng dễ dàng và thuận tiện. Sau đây là hướng dẫn di chuyển chi tiết từ trung tâm Phan Rang đến quần thể tháp mà bạn có thể tham khảo:
Xe máy
Từ trung tâm Phan Rang, bạn chạy xe máy theo Quốc lộ 1A hướng Bắc khoảng 15km, thời gian di chuyển mất khoảng 25 phút với cung đường thoáng, ít xe tải. Đây là lựa chọn phù hợp cho du khách trẻ thích trải nghiệm và ngắm cảnh đồng quê Ninh Thuận.
Ô tô
Nếu đi bằng ô tô riêng hoặc xe du lịch, bạn cũng theo Quốc lộ 1A từ Phan Rang về hướng Bắc khoảng 15km, thời gian khoảng 20 phút. Tuyến đường dễ đi, có biển chỉ dẫn rõ ràng và thuận tiện để bạn dừng chân tại các điểm tham quan lân cận.
Taxi
Du khách có thể gọi các hãng taxi như Mai Linh, Quốc Tế hoặc Sun Taxi với giá dao động từ 12.000 – 15.000 VNĐ/km để đến quần thể tháp. Đây là phương án di chuyển tiện lợi nếu bạn đi theo nhóm hoặc không muốn tự lái.

Hướng dẫn di chuyển đến Tháp Hòa Lai qua Quốc lộ 1A
Nét đặc sắc trong kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc
Tháp Hòa Lai là minh chứng điển hình cho phong cách kiến trúc Champa thời kỳ đầu với tổng thể hài hòa, đậm tính hình khối và hàm chứa giá trị văn hóa sâu sắc. Kiến trúc không chỉ phản chiếu tôn giáo Hindu mà còn thể hiện dấu ấn bản địa rõ nét qua từng chi tiết trang trí và cấu trúc công trình.
Kết cấu tháp
Cụm tháp có cấu trúc lập phương điển hình với phần thân hình khối vuông, thu nhỏ dần về phía trên theo kiểu “thượng thu hạ thách”, tạo cảm giác vững chắc và uy nghi. Từ phần đế rộng, các tầng tháp nhỏ dần lên cao một cách hài hòa, thể hiện tính toán kỹ lưỡng về hình khối của kiến trúc Champa.
Bao quanh tháp là hệ thống cột trụ ốp nổi, trong đó nhiều cột có hình bát giác được đặt sát mặt tường nhằm tăng độ chắc chắn cho khối công trình. Cửa chính thiết kế vòm nhọn mang tính biểu tượng, vừa có chức năng nghi lễ vừa là điểm nhấn nghệ thuật độc đáo.

Cụm tháp có kết cấu khối lập phương vững chắc
Chất liệu xây dựng
Toàn bộ tháp được xây bằng gạch nung đỏ – loại vật liệu phổ biến của Champa cổ. Dù không dùng vữa những các viên gạch vẫn kết dính bền bỉ sau hơn 1.000 năm. Những viên gạch này có trọng lượng nhẹ, độ thấm hút thấp và dễ tạo hình, giúp nghệ nhân dễ dàng tạo nên các đường nét sắc sảo.
Ngoài gạch, một số chi tiết trang trí như khung cửa, đầu mái được làm từ đá sa thạch để tăng tính thẩm mỹ và độ cứng chắc. Sự kết hợp vật liệu thông minh giữa gạch và đá đã tạo nên sự hài hòa trong kiến trúc và gia tăng độ bền vững cho công trình theo thời gian.

Quần thể tháp xây bằng gạch nung đỏ, không dùng vôi vữa
Họa tiết điêu khắc mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm Pa
Các chi tiết điêu khắc trên tháp Hòa Lai rất phong phú, nổi bật với hình ảnh chim thần Garuda, mặt quỷ Kala và nhiều họa tiết lá cách điệu. Những hoa văn này thường xuất hiện ở trụ ốp, viền cửa và mái tháp, mang đậm dấu ấn Ấn Độ giáo pha trộn cùng biểu tượng bản địa.
Bên cạnh đó, các dải phù điêu nối tiếp nhau theo dạng dây hoa hay họa tiết cuộn mềm mại tạo nên sự chuyển động cho mặt ngoài công trình. Khi ánh sáng chiếu vào, các khối chạm khắc tạo bóng đổ rõ nét, làm nổi bật chiều sâu nghệ thuật và sức sống của kiến trúc Chăm.

Họa tiết trên tháp được chạm khắc sắc nét, mang đậm dấu ấn Chăm
Tháp Hòa Lai Ninh Thuận có gì hấp dẫn du khách?
Tháp Hòa Lai không chỉ là một công trình kiến trúc cổ mà còn là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá. Nơi đây hội tụ giá trị văn hóa – lịch sử sâu sắc cùng không gian “sống ảo” độc đáo cho du khách khi ghé mảnh đất Ninh Thuận.
Check-in sống ảo
Giữa nền trời xanh ngắt và bãi cỏ hoang dại, cụm tháp cổ vươn lên sừng sững như điểm nhấn hoàn hảo cho những bức ảnh nghệ thuật. Bề mặt gạch cổ rêu phong, ánh nắng len qua mái vòm cổ kính tạo nên không gian đầy chất thơ và huyền bí.
Với kiến trúc Champa đậm nét, nơi đây trở thành bối cảnh lý tưởng cho các bộ ảnh thời trang, ảnh cưới hoặc đơn giản là những tấm hình du lịch mang màu sắc hoài cổ. Dù đứng ở góc nào, bạn cũng dễ dàng bắt trọn vẻ đẹp trầm mặc, đầy chiều sâu của di tích hơn 1.000 năm tuổi.

Du khách thích thú check-in tại cụm tháp Hòa Lai
Khám phá văn hóa, tìm hiểu lịch sử và kiến trúc cổ
Tháp Hòa Lai là dấu ấn tiêu biểu của giai đoạn đầu kiến trúc Champa, giúp du khách hiểu rõ hơn về đời sống tâm linh và nghệ thuật điêu khắc của người Chăm xưa. Những biểu tượng tôn giáo như mặt Kala, chim thần Garuda hay hoa văn hình lá uốn chính là những “tư liệu sống” quý giá cho người đam mê văn hóa cổ.
Không chỉ được tận mắt ngắm nhìn, bạn còn có thể nghe thuyết minh viên hoặc người dân bản địa kể về câu chuyện lịch sử gắn liền với từng viên gạch, từng nét chạm khắc. Mỗi đường nét trên thân tháp đều mang trong mình dấu ấn của thời gian và chiều sâu văn hóa Champa suốt hơn 1 thiên niên kỷ.

Đế cụm tháp, du khách có cơ hội tìm hiểu lịch sử – văn hóa bản địa
Gợi ý các điểm du lịch gần Tháp Hòa Lai để kết hợp tham quan
Sau khi khám phá vẻ đẹp cổ kính của Tháp Hòa Lai, bạn còn có thể kết hợp tham quan nhiều điểm đến hấp dẫn khác nằm trong bán kính chỉ 20 – 30 km. Mỗi địa danh mang một nét văn hóa đặc sắc, góp phần tạo nên hành trình trải nghiệm trọn vẹn tại vùng đất Ninh Thuận.
Làng gốm Bàu Trúc
Làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, cách cụm tháp khoảng 25km, là nơi lưu giữ nghề gốm truyền thống của người Chăm tồn tại hơn 800 năm. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng quá trình làm gốm bằng tay độc đáo và có thể tự tay nặn thử các sản phẩm theo cách thủ công xưa.

Làng gốm Bàu Trúc trứ danh với lịch sử hơn 8 thế kỷ
Làng dệt Mỹ Nghiệp
Chỉ cách Bàu Trúc vài cây số, làng dệt Mỹ Nghiệp nổi tiếng với những tấm thổ cẩm sặc sỡ, mang hoa văn đặc trưng của văn hóa Chăm. Du khách có thể ghé thăm xưởng dệt, trải nghiệm công đoạn dệt vải truyền thống và chọn mua các món quà lưu niệm độc đáo từ sợi tơ thiên nhiên.

Khám phá nghề dệt truyền thống của người Chăm tại làng Mỹ Nghiệp
Tháp Po Klong Garai
Nằm ngay trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tháp Po Klong Garai là một quần thể kiến trúc Champa đặc sắc còn bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay. Với vị trí trên đồi Trầu, nơi đây vừa có giá trị lịch sử sâu sắc vừa là điểm check-in lý tưởng ngắm toàn cảnh thành phố.

Check-in sống ảo “cực chất” tại tháp Po Klong Garai
Biển Ninh Chữ
Biển Ninh Chữ cách tháp Hòa Lai khoảng 30km về phía Đông Nam, nổi tiếng với bãi cát trắng mịn, làn nước xanh ngắt và không khí yên bình. Đây là nơi lý tưởng để thư giãn sau hành trình khám phá di tích, đồng thời tận hưởng các hoạt động như tắm nắng, chèo sup hay dạo biển lúc hoàng hôn

Tận hưởng làn nước trong xanh, mát lạnh tại bãi biển Ninh Chữ
Tháp Hòa Lai mang trong mình hơi thở của quá khứ, là minh chứng sống động cho một thời kỳ văn minh rực rỡ của người Chăm. Còn chần chừ gì mà không xách balo lên và cùng Lalago khám phá những điều thú vị về quần thể tháp hơn 1.000 năm tuổi này!