Khám phá Nhà ga Hà Nội – Cửa ngõ giao thông và biểu tượng lịch sử Thủ đô

Nhà ga Hà Nội không chỉ là điểm trung chuyển quan trọng của ngành đường sắt Việt Nam mà còn mang trong mình dấu ấn lịch sử lâu đời. Với vị trí ngay trung tâm thành phố, ga Hà Nội kết nối các tuyến tàu Bắc – Nam, giúp hành khách dễ dàng di chuyển ...

Mục lục

Nhà ga Hà Nội không chỉ là điểm trung chuyển quan trọng của ngành đường sắt Việt Nam mà còn mang trong mình dấu ấn lịch sử lâu đời. Với vị trí ngay trung tâm thành phố, ga Hà Nội kết nối các tuyến tàu Bắc – Nam, giúp hành khách dễ dàng di chuyển đến nhiều tỉnh thành trên cả nước. Nếu bạn đang tìm hiểu về lịch trình tàu, giá vé hay cách di chuyển thuận tiện từ nhà ga Hà Nội, hãy cùng Lalago khám phá ngay những thông tin chi tiết và hữu ích dưới đây

Ga Hà Nội trái tim giao thông của Thủ đô

Nhà ga Hà Nội là nhà ga cổ được Pháp xây dựng và còn được biết với tên gọi khác là Ga Hàng Cỏ. Nhà ga này ra đời vào năm 1902 là một trong những đầu mối giao thông vận tải quan trọng nhất của thủ đô. Ga Hà Nội nằm trong trung tâm thủ đô, tại số 120 Lê Duẩn, Hoàn Kiếm với 2 khu A và B.  

Ga Hà Nội là kiến trúc lịch sử gắn bó với nhiều thế hệ người Hà Nội. Với những người sống ở thập niên 90 thì tiếng còi tàu đã thành ký ức khó phai mờ trong tâm trí. Trải qua những thăng trầm lịch sử, nhà ga Hà Nội hiện nay đã sở hữu cho mình cơ sở vật chất hiện đại, khang trang. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm đến lý tưởng của du khách trong các chuyến du lịch hướng về thủ đô. 

nhà ga hà nội

Ga Hà Nội – nút giao thông quan trọng của thủ đô

Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà ga Hà Nội

Để hiểu rõ hơn về nhà ga Hà Nội, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lịch sử hình thành của nơi đây nhé!

Khởi đầu từ Ga Hàng Cỏ (1902)

Khu vực này gồm một trường đua ngựa (hiện nay là Cung Văn hóa Hữu Nghị Việt Xô) cùng với làng Tứ Mỹ. Khởi công xây dựng ga được tiến hành vào năm 1899 và được hoàn thành vào năm 1902 với tên gọi là Ga Trung tâm Hà Nội. Tuy nhiên vì tên quá dài cũng như theo cách gọi của dân địa phương thì nhà ga này có tên là Ga Hàng Cỏ (và nay là Ga Hà Nội).

nhà ga hà nội

Ga Hà Nội khởi đầu từ Ga Hàng Cỏ

Những thay đổi qua các giai đoạn lịch sử

Ban đầu, Ga Hàng Cỏ chỉ có một dãy nhà chính hướng ra phố Gambetta. Và sau này, chính phủ mua thêm đất của dân để mở rộng nhà ga như hiện nay. Toàn bộ khu nhà gà này là đất của nhiều thôn trước đây, và dãy nhà cuối thuộc thời kỳ cuối của nhà Hậu Lê. Trước đây, nơi này còn là đất của những người cắt cỏ ở vùng này thu mua để bán cho người có bò và ngựa ( đây cũng là lý do tại sao ga có tên là Hàng Cỏ)

Việc xây dựng nhà ga này không hoàn toàn do người Pháp tài trợ mà còn có vốn từ việc kêu gọi các nhà tư bản trong nước. Tổng diện tích của nhà ga này đến hơn 200.000m2. Nhà ga Hà Nội được thiết kế 3 tầng với chiếc đồng hồ ở tầng trên cùng để hành khách có thể theo dõi giờ giấc. Kiến trúc chung của ga được mô phỏng theo công trình công sở của Paris với phần mái dốc đứng. Và chính phủ Pháp cũng xây dựng Ga Gia Lâm tương tự như thế như một đầu mối phía Bắc cùng Ga Hàng Cỏ. Một thời gian sau đó, khi Ga Hà Nội hoàn thành thì các tuyến đường sắt ở phía Bắc và phía Nam tạo thành một mạng lưới đường sắt có tên là Đường sắt Đông Dương.

Vào những ngày chiến đấu dữ dội trên không của Mỹ tại miền Bắc cuối năm 1972, nhà ga Hà Nội đã bị tấn công và khu vực sảnh chính bị phá huỷ. Cũng vì thế mà sảnh đã được xây dựng lại theo một kiến trúc khác. Và đến năm 1973, ngành đường sắt đã quyết định cắt giảm các tài hàng vào Ga Hà Nội mà chuyển chúng đến ga Giáp Bát.

nhà ga hà nội

Ga Hà Nội xưa

Kiến trúc đặc trưng của Nhà ga Hà Nội

Như đã nói ở trên nhà Ga Hàng Cỏ được khánh thành trong năm 1902 cùng thời điểm với Cầu Long Biên. Lúc đầu, nó là điểm khởi hành trong tuyến đường sắt Hà Nội – Long Biên. Sau đó nó là tuyến Hà Nội – Hải Phòng ( năm 1903) và Hà Nội – Lào Cai ( năm 1905). Và đến năm 1905, nó chính thức trở thành điểm khởi hành của tuyến đường sắt xuyên Việt từ Hà Nội vào Sài Gòn với tổng chiều dài là 1700km.

Vào thời Pháp Thuộc, nhà ga này ra đời để làm con đường xuyên Đông – Tây và Đông Dương để phục vụ cho nhu cầu thực dân. Vào thời điểm đó, Ga Hà Nội là một nhà ga có kiến trúc hiện đại nhất của Đông Nam Á. 

Trải qua 2 trận chiến chống Mỹ và chống Pháp cũng dân tộc Việt Nam, ga Hà Nội đã bị tàn phá khá nặng nề do bom đạn. Và khi hoà bình được lập lại và đất nước phát triển thì nơi đây được tôn tạo với một diện mạo mới để trở thành tuyến giao thông quan trọng của thủ đô.

nhà ga hà nội

Kiến trúc đặc trưng của Nhà Ga Hà Nội

Cấu trúc và các khu vực chính của Nhà ga Hà Nội

Nhà Ga Hà Nội (Ga Hàng Cỏ) gồm 2 khu vực thuộc 2 quận khác nhau của thủ đô:

  • Khu A nằm tại Số 120 đường Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm
  • Khu B nằm tại Số 1 Trần Quý Cáp, phường Văn Miếu, quận Đống Đa

Các tuyến đường sắt và điểm đến từ Nhà Ga Hà Nội

Dưới đây là một số tuyến đường phổ biến của nhà ga Hà Nội cũng như lịch trình cụ thể về thời gian khởi hành của nhà ga này

nhà ga hà nội

Các tuyến đường sắt và điểm đến của Ga Hà Nội

Tuyến đường sắt Bắc – Nam

Tuyến đường sắt Thống Nhất (Bắc – Nam) kết nối Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đi qua nhiều tỉnh thành như Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và Bình Dương. 

Các tuyến nội vùng

Khu B nằm trên đường Trần Quý Cáp là nhà ga chuyên phục vụ cho các chuyến tàu đến các tỉnh lân cận. Các chuyến tàu này có thể kể đến như:  Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Quan Triều, Hà Nội – Đồng Đăng.

  • Tuyến Hà Nội – Hải Phòng: Kết nối Thủ đô với thành phố cảng Hải Phòng, với các ga trung gian như Cẩm Giàng, Hải Dương, Phú Thái, Thượng Lý. 
  • Tuyến Hà Nội – Lào Cai: Kết nối Hà Nội với Lào Cai, cửa ngõ lên vùng Tây Bắc và sang Trung Quốc, qua các ga như Phúc Yên, Vĩnh Yên, Yên Bái, Trái Hút, Bảo Hà, Phố Lu. 
  • Tuyến Hà Nội – Đồng Đăng: Kết nối Hà Nội với Đồng Đăng (Lạng Sơn), cửa khẩu sang Trung Quốc. 
  • Tuyến Hà Nội – Quán Triều: Kết nối Hà Nội với Quán Triều (Thái Nguyên). 
  • Tuyến Hà Nội – Vinh: Kết nối Hà Nội với Vinh (Nghệ An), qua các ga như Nam Định, Thanh Hóa. 
nhà ga hà nội

Các tuyến đường sắt nội vùng

Lịch trình và thời gian khởi hành phổ biến

Nhà ga khu A có lịch trình hoạt động quanh năm từ thứ hai đến chủ nhật từ 8 giờ sáng đến 10 giờ 30. Nhà ga khu B có lịch trình từ thứ hai đến chủ nhật trong thời gian 5 giờ 10 sáng đến 6 giờ sáng của ngày hôm sau, 8 giờ sáng đến 11 giờ 30 sáng và từ 2 đến 5 giờ 30 chiều. 

Cụ thể: 

  • Tuyến Hà Nội – Hải Phòng: Mỗi ngày có 4 chuyến tàu, khởi hành từ ga Hà Nội lúc 6:00, 9:25, 15:20 và 18:10. Thời gian di chuyển khoảng 2 giờ 45 phút. Giá vé từ 89.000đ. 
  • Tuyến Hà Nội – Lào Cai: Tàu SP1 khởi hành lúc 21:30, tàu SP3 lúc 22:00. Thời gian di chuyển khoảng 8 giờ. 
  • Tuyến Hà Nội – Vinh: Tàu NA1 khởi hành lúc 22:30, tàu NA3 lúc 23:00. Thời gian di chuyển khoảng 6 giờ. 
  • Tuyến Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh: Có 4 chuyến tàu SE1, SE3, SE5 và SE7 khởi hành hàng ngày vào các khung giờ khác nhau như 6:10, 15:30, 19:20 và 20:55. Thời gian di chuyển khoảng 37 giờ.
nhà ga hà nội

Lịch trình và thời gian khởi hành phổ biến của ga Hà Nội

Kinh nghiệm di chuyển và lưu ý khi sử dụng Nhà ga Hà Nội

Nhà Ga Hà Nội là một trong những điểm đến tấp nập người đi nhất của thu đô Hà Nội. Ngay từ khi đặt chân đến nơi đây, bạn đã cảm nhận được không khí tấp nập, hối hả với dòng người đến đi liên tục. Bên cạnh tiếng còi tàu vang vọng thì còn có tiếng cười đùa, nói chuyện rôm rả.

nhà ga hà nội

Kinh nghiệm di chuyển và lưu ý khi sử dụng Nhà ga Hà Nội

Du khách đến với nơi đây không chỉ có cơ hội ngắm nhìn kiến trúc Pháp độc đáo mà còn chìm đắm trong không gian đầy hoài niệm của một thời thủ đô một thời đầy oanh liệt. Chính vì thế, nơi đây còn là địa điểm cực kỳ hot cho giới trẻ check in.

Việc đặt vé để di chuyển tại nhà ga này vô cùng dễ dàng và thuận tiện. Bạn có thể đến quầy vé của nhà Ga Hà Nội để mua trực tiếp hoặc lên website đường sắt Việt Nam hay qua app để đặt mua vé. Đặc biệt với các đối tượng như học sinh, sinh viên hoặc cựu chiến binh, người cao tuổi,… khi mua vé tại đây đều được nhận chương trình giảm giá đặc biệt.

nhà ga hà nội

Mua vé nhà ga Hà Nội rất dễ dàng

Mặc dù với hình thức mua vé dễ dàng và thuận tiện như hiện nay, bạn hoàn toàn có thể di chuyển thoải mái tại đây nhưng cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Bạn nên đến nhà ga trước thời điểm khởi hành khoảng 15 – 20 phút để có thể ổn định chỗ ngồi, tránh nhầm lẫn các tuyến và các toa
  • Hành lý cần sắp xếp gọn gàng và không được rời mắt để tránh mất mát tài sản vì lượng khách di chuyển ra vô ga thường rất đông
  • Đảm bảo vệ sinh trong khu vực sân ga và khi di chuyển trên tàu
  • Liên tục cập nhật tình hình giờ tàu chạy vì nếu điều kiện thời tiếng xấu, giờ tàu có thể thay đổi

Các điểm du lịch gần Nhà ga Hà Nội

Ga Hà Nội nằm gần với các địa điểm du lịch nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. Cũng vì thế mà bạn có thể kết hợp tham quan nhiều điểm du lịch trong một ngày. Sau khi tham qua nhà ga, bạn có thể kết hợp ghé thăm một số địa điểm sau đây

Nhà hát Lớn Hà Nội

Nhà Hát Lớn Hà Nội là công trình tâm linh của Công Giáo lâu đời nhất thủ đô Hà Nội. Không gian nơi đây được thiết kế theo kiến trúc Pháp và được xây dựng từ năm 1901. Nhà hát lớn thuộc quảng trường Cách Mạng Tháng Tám, mô phỏng hình ảnh nhà hát Opera Garnier của Paris. Cũng vì thế mà nơi đây không chỉ là điểm sinh hoạt của các tín đồ tôn giáo mà còn là điểm check in đặc biệt của người dân Hà Thành.

nhà ga hà nội

Nhà Hát Lớn Hà Nội – điểm du lịch gần Ga Hà Nội

Phố Cổ Hà Nội

Một điểm đến tiếp theo mà bạn không thể bỏ qua trong chuyến du lịch này chính là Phố Cổ Hà Nội cạnh bên hồ Hoàn Kiếm. Tại đây, bạn có thể khám phá được nếp sống, văn hoá của người thủ đô cũng như nghệ thuật ẩm thực của nơi đây. Với background là những mảng tường rêu phong cổ kính sẽ là điểm check in cực kỳ tuyệt vời cho các tín đồ đam mê “sống ảo”.

nhà ga hà nội

Phố cổ Hà Nội

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu – Quốc Tử Giám được biết là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam – nơi đây ghi dấu ấn của nền văn hoá, lịch sử ngàn năm văn hiến. Quần thể di tích này có diện tích lên đến 54.331m2 gồm nhiều công trình như: Văn Miếu, Hồ Văn, Khuê Văn Các, Quốc Tử Giám,… được bao bọc bởi bức tường gạch nhuốm màu thời gian.

nhà ga hà nội

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Nhà Ga Hà Nội là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch yêu thích khám phá, chụp hình những địa điểm mang màu sắc hoài niệm. Và nếu có dịp đến thủ đô thân yêu thì bạn đừng bỏ qua điểm đến này nhé! Và đừng quên vào Lalago để có thể cập nhật các ưu đãi mới nhất về giá của các tour, vé đi lại, nơi lưu trú, vui chơi,… để có chuyến đi ý nghĩa nhất nhé!

Về tác giả

Dương Gia Bảo

Dương Gia Bảo

Facebook
zalo